Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe 

Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe 

khoe247

Tổ chức Y Tế thế giới WHO đã định nghĩa sức khỏe là sự thoải mái hoàn toàn về mặt thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không đau ốm, không có bệnh hay tật” (Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978). Ngoài các yếu tố về thể chất và tinh thần ra, các yếu tố về mặt xã hội cũng gây ra những tác động không nhỏ đến sức khỏe của mỗi chúng ta. 

1. Dịch bệnh và các hệ lụy do dịch bệnh gây ra

Trong 2 năm vừa qua, đại dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát kéo theo vô số tác động tới hệ thống an sinh xã hội toàn cầu: thất nghiệp, giảm lương, cách ly, việc học tập bị gián đoạn và sự khó khăn, vất vả của ngành y tế. Trạng thái bất ổn do đại dịch này dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, mất ngủ, suy giảm sức đề kháng và rất nhiều hệ lụy liên quan ảnh hưởng tới sức khỏe. Thời gian lâu dài, cơ thể bạn có thể gặp phải một số vấn đề liên quan đến dạ dày, huyết áp hoặc tim mạch….

Dịch bệnh gây ra nhiều hệ lụy

Để giảm bớt áp lực lên sức khỏe tinh thần, chúng ta nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, đón đầu và đối phó với rủi ro như chấp hành việc tiêm phòng đầy đủ, tự nâng cao sức đề kháng, sức khỏe của cả gia đình như sử dụng các loại thực phẩm có nhiều vitamin C, sắt, selen, kẽm,... ngoài ra, việc cập nhập những kiến thức, thông về sức khỏe là vô cùng cần thiết để không nhầm lẫn bệnh dịch thành các loại cảm cúm thông thường và ngược lại, từ đó giảm bớt được phần nào những ảnh hưởng xấu của xã hội đến sức khỏe. 

THÔNG TIN CHI TIẾT ▶▶▶ Sức khỏe gia đình - cách phòng bệnh và chăm sóc

2. Thói quen uống nhiều rượu bia

Theo thống kê, Việt Nam là quốc gia có lượng tiêu thụ bia nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 3 top tiêu thụ rượu bia ở Châu Á, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc. Văn hóa uống rượu, bia khi gặp gỡ bạn bè hay tiếp khách đã trở thành một thói quen khó bỏ của hầu hết người Việt. Trong thời gian dài việc này gây tác rất hại lớn cho sức khỏe. Người thường xuyên sử dụng rượu bia có nguy cơ rất cao mắc các bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày - tá tràng, xơ gan do bia rượu, huyết áp cao, tiểu đường, tai biến, ung thư gan,.... 

Người nghiện rượu lâu năm dễ mắc các chứng bệnh loạn thần do rượu, có thể xảy ra những tình trạng bạo lực, không kiểm soát được bản thân khi thiếu rượu, gây nguy hiểm cho bản thân, gia đình và xã hội. Không chỉ vậy, nếu lái xe trong trạng thái say xỉn, nồng độ cồn cao có thể gây ra tai nạn giao thông.

Xem thêm về ▶▶▶ chăm sóc sức khỏe toàn diện

3. Thói quen hút thuốc lá

Thuốc lá rất độc hại đối với người hút và độc hại hơn với những người xung quanh ngửi thấy mùi khói thuốc, đặc biệt là đối tượng người già, phụ nữ, phụ nữ có thai và trẻ em. 

Trong 1 điếu thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất hóa học có độc ( bao gồm hơn 70 chất gây ra bệnh lý ung thư), điển hình gồm Nicotine, hắc ín, amoniac, benzene,.... Theo thống kê, tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá thường ít hơn 5-8 năm so với những người không hút thuốc.

Hút thuốc lá gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Hãy bắt đầu từ cách đơn giản nhất là giảm dần lượng thuốc lá hút mỗi ngày, nhai kẹo cao su hoặc tập trung vào một hoạt động giải trí khác để quên đi cơn thèm thuốc. Còn nếu bạn là người không hút thuốc, hãy tự chủ động tránh xa những khu vực có khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bản thân và sức khỏe cộng đồng bạn nhé.

4. Nguồn thực phẩm sử dụng hàng ngày không đảm bảo chất lượng

Xã hội công nghiệp hóa chất phát triển đồng nghĩa với việc sử dụng các loại hóa chất trong ngành thực phẩm ngày càng gia tăng. Những loại thực phẩm, đồ ăn nhanh được chế biến chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa thường đem lại hương vị thơm ngon hơn là thực phẩm hữu cơ. Tuy nhiên, việc ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ bị mỡ máu cao, tiểu đường, béo phì, tim mạch,... 

Tiêu thị quá nhiều đồ ăn chế biến sẵn, đầy dầu mỡ có thể gây hại tới sức khỏe

Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tăng cường việc tự nấu ăn tại nhà, chọn mua thực phẩm có nguồn gốc đảm bảo. Đặc biệt, hãy tăng cường lượng rau củ, trái cây trong mỗi bữa ăn để bổ sung lượng chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết có lợi cho sức khỏe của cơ thể. 

5. Ô nhiễm không khí

Lượng khí thải độc hại, bụi mịn trong không khí là nguyên nhân gây ra các bệnh lý đường hô hấp, viêm phế quản, thậm chí ung thư phổi. Đây là một phần nguyên do của việc người dân ở các thành phố lớn thường gặp vấn đề về hô hấp hơn so với người sinh sống ở nông thôn hay vùng núi.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên chăm đeo và thay khẩu trang khi ra đường.

Hãy dành thời gian để dọn dẹp, cải tạo không khí cho ngôi nhà mình thường xuyên. Thực hiện việc định kỳ lau dọn nhà cửa và sử dụng chất tẩy rửa loại hữu cơ như chanh, giấm thay cho hóa chất độc hại. Bạn có thể cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách trồng thêm các loại cây xanh trong khuôn viên, trên sân thượng và góc ban công, trang bị các thiết bị lọc không khí và quạt thông gió để cải thiện chất lượng không khí trong ngôi nhà 

Các yếu tố mặt xã hội có thể tác động đến sức khỏe chúng ta theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Quan trọng là chúng ta có thể nhận thức được sự tác động của xã hội và hành động tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.



Report Page