Truyện tranh cổ tích cho bé hay nhất
top10brandingTruyện cổ tích cho bé luôn là những bộ phim hay mang lại những câu chuyện, tình tiết gây cấn, tình cảm gia đình, có súc hút đến cho khán giả người đọc. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 20 truyện cổ tích ý nghĩa cho bé hay nhất hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Truyện cổ tích ngắn cho bé: Cậu bé Tích Chu
Có một cậu bé tên là Tích Chu bởi cha mẹ mất sớm nên được bà nuôi dưỡng và chăm sóc. Bà vất vả nuôi cậu nhưng càng lớn cậu bé lại càng ham chơi, bà tuổi già sức yếu, làm lụng nhiều nên đã bị ốm.
Trong lúc bà ốm, cậu bé cũng chẳng mảy may quan tâm mà chỉ để ý rong ruổi với lũ bạn. Một hôm, bà của cậu quá khát nước nhưng không thể tự lấy, Tích Chu mải chơi không chăm bà.
Khi cậu về thì phát hiện bà đã hóa thành một chú chim trắng đi tìm nước. Cậu cuống quýt đuổi theo bà và hứa cậu sẽ ngoan ngoãn chỉ cần bà quay trở lại. Nhưng người bà của cậu đã mãi mãi không quay về mặc cho cậu có gào khóc.
Nghe tiếng nức nở, một bà tiên đã hiện lên chỉ cho cậu tìm nước tiên để bà quay về. Không ngần ngại, cậu vượt bao khó khăn để lấy về cho bà uống. Cuối cung, bà cậu lại trở về hình dáng như xưa, Tích Chu cũng vâng lời, yêu thương bà hơn trước.
Truyện cổ tích ý nghĩa cho bé: Cậu bé thông minh
Vì để tìm ra hiền tài cho đất nước, nhà vua ra lệnh cho quan viên dò ra khắp cả nước và đặt ra những câu hỏi hóc búa nhằm thử tài. Hai cha con đang làm ruộng được quan viên thách đố với câu hỏi hóc búa, đứa bé đã có thể trả lời thoăn thoắt. Cậu bé còn dùng “gậy ông đập lưng ông” để giải câu hỏi và giúp dân làng thoát tội khiến vua nể phục.
Sau đó cậu bé còn thử thách với những câu hỏi khó hơn và trả lời được cả câu hỏi của vua láng giềng, tránh chiến tranh cho đất nước. Nhà vua bèn xây dinh thự cho cậu cạnh hoàng cung và phong cậu làm Trạng nguyên.
Truyện cổ tích Việt Nam cho bé: Sự tích bánh chưng bánh dày
Sự tích bánh chưng bánh dày tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước. Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống hiếu kính; lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh dày là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.
Bên cạnh đó, bánh chưng, bánh dày còn mang những ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh. Theo dân gian, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất.
Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị. Còn theo tín ngưỡng phồn thực dân gian và triết lý nõ – nường, thì bánh chưng, bánh dày còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở.
Nếu như trước kia, bánh chưng, bánh dày chỉ được gói, được làm trong những dịp lễ Tết, vào ngày Giỗ Tổ hay khi gia đình có cỗ lớn, thì bây giờ, ở nhiều nơi, nhất là ở những đô thị hiện đại, bánh chưng, bánh dày đã trở thành một thứ hàng quà, được bán hàng ngày phục vụ nhu cầu ẩm thực của người dân. Nó được coi như một loại bánh để ăn chơi, có khi là ăn quà sáng, quà chiều, có khi là món ăn dùng trong những dịp cưới xin, giỗ chạp…
Xem thêm:
#truyencotichchobe #truyencotichnuocngoai #truyencotichtienganh