Tìm hiểu về các chức danh của doanh nghiệp và ý nghĩa của các thuật ngữ

Tìm hiểu về các chức danh của doanh nghiệp và ý nghĩa của các thuật ngữ


Bạn đang bối rối trước nhiều thuật ngữ mà các doanh nghiệp đang sử dụng, chẳng hạn như CEO, CFO, CMO,... Mặc dù bạn thường xuyên nghe các câu hỏi về nghiệp vụ chẳng hạn như co founder là gì , CEO làm gì, CFO làm gì,... cùng nhưng câu hỏi khác về tính chuyên môn khác nữa. Để giải đáp những thắc mắc trên. Hãy cùng với toptradingforex.com giải nghĩa thuật ngữ doanh nghiệp qua bài viết sau đây


1. CEO là gì?

CEO (Chief Executive Officer) là cụm từ được viết tắt của vị trí Giám đốc điều hành được sử dụng trong tiếng anh. Đây là vị trí dành cho người có chức vụ, khả năng điều hành toàn bộ hoạt động của một công ty, tập đoàn, tổ chức… theo các chiến lược, chính sách mà Hội đồng quản trị đã đề bạt ra. Nếu như bạn hỏi rằng CEO là gì? Có thể trả lời rằng CEO chính là “đầu não” của công ty, cũng chính là người “chèo lái” mọi hoạt động của tổ chức theo đúng quỹ đạo đã được đề ra.


Một CEO tài ba không chỉ là người phải chịu trách nhiệm cho nhiều sự hoạt động ổn định của tổ chức mà còn là người đưa tổ chức ngày phát triển ngày một vững mạnh. Ở Việt Nam, CEO cũng có thể kiêm nhiệm thêm cả vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tìm hiểu kỹ hơn về CEO là gì tại trang https://toptradingforex.com/


2. CPO là gì?

CPO (Chief Production Officer) được dịch theo cụm từ tiếng anh viết tắt của vị trí Giám đốc sản xuất. Đây là vị trí chịu trách nhiệm trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của cả công ty và các đối tác dựa trên năng lực sản xuất hiện tại. Không chỉ chịu trách nhiệm đáp ứng về chất lượng sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm theo nhu cầu của chuỗi cung ứng.


Giám đốc sản xuất đồng thời cũng là người trực tiếp quản lý các phòng ban có liên quan, người lao động trực tiếp cũng như để đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu sản xuất.


3. CFO là gì ?

CFO (Chief Finacial Officer) là cụm từ viết tắt vị trí Giám đốc tài chính tiếng anh.


Vậy Giám đốc tài chính sẽ làm những phần công việc gì? Người đảm nhận vị trí này cần là người trực tiếp quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp cũng như thông qua việc nghiên cứu, phân tích các kế hoạch tài chính. Từ đó đưa ra nhiều biện pháp khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất.


Nếu bạn chưa biết thì 4 vai trò chính của một CFO là: S (Steward) – O (Operator) – S (Strategist) – C (Catalyst).


- Steward: bảo vệ, giữ gìn tài sản của các công ty bằng phương pháp quản lý rủi ro tài chính hiệu quả, cũng như đảm bảo được tính chính xác của sổ sách, giấy tờ.


- Operator: đảm bảo cho hoạt động tài chính trên công ty diễn ra bình ổn và đem lại hiệu quả


- Strategist: đưa ra các chiến lược phát triển cụ thể đến công ty hoặc gia tăng hiệu quả cho chiến lược phát triển của công ty tại từng thời điểm khác nhau.


- Catalyst: tư duy tài chính tốt để đưa ra các dự đoán, các gợi ý cho doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển cũng như lường trước những nguy cơ tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải.


4. CHRO là gì?

CHRO (Chief Human Resource Officer) được hiểu có nghĩa là Giám đốc nhân sự. Đây là vị trí nắm quyền quan trọng chính là “quản lý” và “sử dụng” con người.


Giám đốc nhân sự là người có nhiệm vụ lập bảng kế hoạch, chiến lược để phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Cụ thể, vai trò của giám đốc nhân sự luôn tìm kiếm những ứng viên phù hợp với công ty, đào tạo các ứng viên ấy để họ có thể phát huy tối đa khả năng, sự sáng tạo để thực hiện sứ mệnh cống hiến cho công ty, doanh nghiệp. Từ đó tạo nên nguồn lực nội tại trong tương lai phát triển vững chắc cho công ty.


5. CCO là gì?

Giám đốc kinh doanh tiếng anh là Chief Customer Officer (CCO). được coi là vị trí quan trọng chỉ đứng sau vị trí Giám đốc điều hành (CEO). Nếu ví CEO là “cái đầu” của công ty thì CCO chính là phần “máu thịt” để công ty hoạt động trơn tru.


Theo đó, CCO hay Giám đốc kinh doanh sẽ là người chịu toàn bộ trách nhiệm trực tiếp về việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ, giúp nguồn lực của doanh nghiệp phát triển gia tăng theo đà tăng trưởng của công ty qua thời gian.


Report Page