SAP ERP là gì? Đánh giá tổng quan về phần mềm SAP ERP

SAP ERP là gì? Đánh giá tổng quan về phần mềm SAP ERP

Cloudify Việt Nam

SAP ERP là phần mềm ERP được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp trong hoạt động quản lý. Cùng Cloudify tìm hiểu tổng quan về phần mềm SAP ERP cũng như những tính năng mà phần mềm này mang lại cho doanh nghiệp qua bài viết đánh giá tổng quan dưới đây.

Nguồn bài viết: https://cloudify.vn/sap-erp/

SAP ERP là gì?

SAP là công ty công nghệ phần mềm đa quốc gia có trụ sở chính đặt tại Đức. Công ty SAP (System Application Products Software) được biết đến là công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp phần mềm ERP, chuyên phát triển các giải pháp phần mềm để quản lý hoạt động kinh doanh và các mối quan hệ với khách hàng. (theo Wikipedia

SAP ERP là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp được phát triển bởi công ty cùng tên. Phần mềm SAP ERP cung cấp hàng loạt các kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp bao gồm quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, quản lý quan hệ khách hàng…

Phần mềm SAP ERP rất phổ biến trên toàn thế giới

SAP ERP là một công cụ mạnh mẽ được tích hợp nhiều chức năng khác nhau trên cùng một hệ thống, giúp quản lý toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp. SAP tạo ra một hệ thống tập trung cho phép mọi bộ phận trong doanh nghiệp truy cập và chia sẻ dữ liệu chung để tạo ra môi trường làm việc tốt hơn cho công ty.  

Năm 2014, công ty SAP đã kết hợp với công ty IBM – một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia khác của Mỹ – để tung ra các sản phẩm dựa trên nền tảng “điện toán đám mây”. Xu thế sử dụng “đám mây” để lưu trữ dữ liệu đã trở thành xu hướng mới cho các nhà cung cấp phần mềm ERP, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí cũng như có thể truy cập hệ thống từ xa với kết nối internet.

Những tính năng nổi bật của phần mềm SAP ERP

Như đã nói trên, phần mềm SAP ERP được tích hợp nhiều công cụ khác nhau giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh của mình. Các công cụ phổ biến bên trong SAP ERP thường thấy như Kế toán tài chính, quản lý bán hàng, quản lý kho, quản lý bảo trì bảo dưỡng thiết bị…

Các phân hệ cơ bản trong phần mềm SAP ERP

SAP ECC

SAP ECC là một trong những phân hệ cốt lõi của phần mềm SAP ERP. Doanh nghiệp có thể sử dụng phân hệ này để lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh và quản trị của các bộ phận. 

Trong SAP ECC được chia làm 3 ứng dụng chính như: Kế toán (SAP Financials), Nguồn nhân lực (SAP Human Capital Management) và Logistics (SAP Operations và SAP Corporate Service). Để hiểu rõ hơn về từng ứng dụng chính, mời các bạn theo dõi phần bên dưới:

SAP Financials:

  • Kế toán tài chính / Financial Accounting
  • Kiểm soát tài chính / Controlling
  • Quản lý chuỗi cung ứng tài chính / Financial Supply Chain Management
  • Quản lý tài chính nội bộ / Treasury
  • Quản lý hệ thống dự án / Project System

Phân hệ Tài chính – Kế toán được xem là trái tim của tất cả phần mềm ERP

SAP Human Corporate Service

  • Quản trị nguồn nhân sự / Personnel Administration
  • Quản lý tuyển dụng / Recruitment
  • Lập kế hoạch và phát triển nhân sự / Personnel Planning and Development
  • Quản lý lương, chế độ nhân sự / Payroll
  • Quản lý thời gian làm việc / Time Management
  • Quản lý tổ chức / Organization Management

Logistics:

  • Thu mua / Purchasing
  • Lập kế hoạch sản xuất và quản lý / Production Planning and control
  • Bán hàng và phân phối / Sales and Distribution
  • Dịch vụ khách hàng / Customer Service 
  • Quản lý kho / Warehouse Management 
  • Quản lý chất lượng / Quality Management
  • Quản lý bất động sản / Real Estate Management
  • Bảo dưỡng thiết bị / Plant Maintenance 

SAP Customer Relationship Management (CRM)

Phân hệ SAP CRM hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát tất cả các giai đoạn mà nhân viên đã tiếp xúc với khách hàng:

  • Marketing
  • Bán hàng / Sales
  • Hỗ trợ / Services

Quản lý quan hệ khách hàng với SAP CRM

SAP CRM cũng có thể sử dụng để lên kế hoạch và kiểm soát tài nguyên doanh nghiệp. Các chức năng về báo cáo và phân tích cũng được nhà cung cấp phát triển mạnh và khá quan trọng, giúp nhà quản trị có được cái nhìn tổng quan và sâu sắc về hành vi của khách hàng, từ đó triển khai các chương trình khuyến mãi dành cho họ.

SAP Supplier Relationship Management (SRM)

Mục đích chính của phân hệ SRM là tối ưu hóa các mối quan hệ kinh doanh với nhà cung cấp hiện tại hoặc có thể là các nhà cung cấp tiềm năng. Nó sẽ lập kế hoạch và kiểm soát các mối quan hệ này bằng cách tích hợp chặt chẽ với quy trình mua hàng của doanh nghiệp.

Quản lý quan hệ nhà cung cấp với SAP SRM

Các tính năng bao gồm:

  • Quản lý hợp đồng và nhà cung cấp / Contract and Supplier Management
  • Lựa chọn nhà cung cấp / Supplier Selection
  • Thông tin nhà cung cấp / Supplier qualification
  • Đơn đặt hàng / Purchase Order
  • Nguồn hàng / Source Determination
  • Tạo hóa đơn và thư báo ghi có / Creation of invoices and credit memos

SAP Supply Chain Management (SAP SCM)

SAP SCM được phát triển với đa dạng tính năng, bao gồm các chức năng cho toàn bộ chuỗi cung ứng từ nhà cung cấp đến khách hàng. Các chức năng chính trong phân hệ này thường được biết đến như: 

  • Quản lý kho hàng
  • Quản lý vận chuyển
  • Theo dõi quá trình hậu cần
  • Cộng tác với nhà cung cấp
  • Lập kế hoạch và tối ưu hóa chuỗi cung ứng

SAP Product Lifecycle Management (SAP PLM)

Phân hệ SAP PLM hỗ trợ quản lý vòng đời của sản phẩm. Vòng đời này bắt đầu từ khi sản phẩm được lên ý tưởng cho đến khi phác thảo, điều chỉnh sản xuất và đến khi đến tay khách hàng. 

Quản lý vòng đời sản phẩm với SAP PLM

SAP PLM bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến nhiệm vụ này như quản lý nhà máy, thiết bị và tài liệu sản phẩm. Đặc biệt, phân hệ SAP PLM thường xuyên được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô.


Report Page