Phân tích bài Tự Tình 2 chi tiết nhất

Phân tích bài Tự Tình 2 chi tiết nhất

top10branding

Các bài mẫu phân tích Tự Tình 2 của tác giả Hồ Xuân Hương dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 11 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 20 bài phân tích bài thơ Tự Tình 2 hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Phân tích Tự Tình 2 của Hồ Xuân Hương

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa luôn là đề tài phổ biến trong văn học. Khi phân tích Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương, chúng ta sẽ thấy được nỗi buồn và cô đơn thấm thía của người phụ nữ luôn yêu đời và tràn đầy sức sống nhưng lại bị cuộc sống vùi dập với nhiều bất hạnh ngang trái.

Mở đầu bài thơ, hai câu đề gợi ra một không gian bao la, mờ mịt từ bom thuyền ở nơi dòng sông đến khắp mọi chòm xóm, thôn làng. Người phụ nữ thao thức suốt những canh dài. Tiếng gà gáy “văng vẳng” trên bom thuyền từ xa đưa tới. Đêm dài chuyển canh, mịt mùng vắng lặng mới nghe thấy tiếng gà gáy “văng vẳng” như thế.

Nghệ thuật lấy động (tiếng gà gáy) để diễn tả cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng “oán hận” của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường. Nàng ngồi dậy, lắng tai nghe tiếng gà gáy sang canh, rồi “trông ra” màn đêm mịt mùng. Màn đêm như bủa vây người phụ nữ trong nỗi buồn cô đơn, oán hận:

“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông xa khắp mọi chòm”.

Hai câu 3, 4 trong phần thực, tác giả tạo ra hai hình ảnh “mõ thảm” và “chuông sầu” đối nhau, hô ứng nhau, cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của riêng mình đang sống trong cảnh ngộ quá lứa lỡ thì, trắc trở trong tình duyên, vần thơ đầy ám ảnh. Phủ định để khẳng định tiếng “cốc” của “mõ thảm”, tiếng “om” của “chuông sầu”. Nữ sĩ đã và đang trải qua những đêm dài thao thức và cô đơn, đau cho nỗi đau của đời mình cô đơn như “mõ thảm”, chẳng ai khua “mà cũng cốc”, tủi cho nỗi tủi của riêng mình lẻ bóng chăn đơn như “chuông sầu” chẳng đánh “cớ sao om”.

Nỗi oán hận, đau buồn sầu tủi như thấm vào đáy dạ, tê tái xót xa, như đang toả rộng trong không gian “khắp mọi chòm”, như kéo dài theo thời gian của những đêm dài. “Om” là tiếng tượng thanh, tiếng chuông sầu, cũng là gợi tả nỗi thảm sầu tê tái, đau đớn đến cực độ. Câu hỏi tu từ đã làm cho giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than, như một tiếng thở dài tự thương mình trong nỗi buồn ngao ngán:

“Mõ thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?”

Có biết thời con gái, Hồ Xuân Hương đã có những vần thơ tươi xinh, phơi phới như “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” (Bánh trôi nước), “Hai hàng chân ngọc duỗi song song” (Đánh đu),… ta mới thấy hết nỗi thảm sầu về bi kịch cô đơn của nữ sĩ được diễn tả tê tái trong hai câu trong phần thực này.

Lời than tự tình trong cô đơn được khơi sâu trong phần luận, để mà “rầu rĩ” thêm, giận hờn thêm cho duyên phận hẩm hiu: “Trước nghe” đối với “sau giận”; “tiếng” hô ứng với “duyên”-, “rầu rĩ” là tâm trạng đối với “mõm mòm” là trạng thái. “Trước nghe những tiếng…”, là những tiếng gì? – Tiếng của miệng thế? Hay tiếng gà văng vẳng gáy, tiếng “chuông sầu”, tiếng “mõ thảm” đáng “cốc”, đang “ôm” trong lòng mình?

Giữa cảnh khuya thao thức, càng nghe càng thêm “rầu rĩ”, buồn tủi. Giữa lúc tàn canh thao thức, càng nghe càng “giận”, càng hờn về tình duyên bẽ bàng. Tình duyên của mình được ví với trái cây, không còn “má hây hây gió” (Xuân Diệu) nữa mà đã chín “mõm mòm”, nghĩa là quá chín, đã nẫu đi! “Duyên mõm mòm” là duyên phận hẩm hiu, quá lứa lỡ thì! Trong câu thơ như có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, vừa than thân trách phận, vừa buồn tủi về con đường tình duyên.


Xem thêm:

Dàn ý phân tích Tự Tình 2

Sơ đồ tư duy Tự Tình 2

#phantichtutunh2 #danytutinh2 #sodotuduytutinh2


Report Page