Phân tích bài Rừng xà nu hay nhất

Phân tích bài Rừng xà nu hay nhất

top10branding

Các bài phân tích Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 15 bài phân tích tác phẩm Rừng Xà Nu hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

phân tích Rừng Xà Nu

Tây Nguyên hùng vĩ núi non, Tây Nguyên bất khuất kiên cường với những con người bộc trực kiên trung một lòng đi theo cách mạng. Chính vùng đất sản sinh ra vố số những anh hùng dân tộc đi vào sử sách thì nơi đây cũng chính là vùng đất mang đến cảm hứng sáng tác cho tác giả Nguyễn Trung Thành. Trong những năm tháng của mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân Tây Nguyên khơi nguồn cảm hứng cho ông viết truyện ngắn Rừng xà nu, một truyện ngắn xuất sắc của văn học thời chống Mĩ.

Rừng xu nu là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào Tây Nguyên với sự trưởng thành của một thế hệ cách mạng mới, trẻ trung nhiệt tình, mưu trí và kiên cường. Nó chỉ là truyện ngắn nhưng dung lượng hiện thực to lớn mà giá trị lịch sử khẳng định.

“Rừng xà nu” viết về những anh hùng ở làng Xô Man của người Strá trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. Cảm hứng của nhà văn về nhân vật anh hùng gắn liền với cảm hứng về đất nước hùng vĩ gắn với hình tượng cây xà nu của Tây Nguyên. Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh rừng xà – một loại cây họ thông, gỗ và nhựa đều rất quý, có sức sống mãnh liệt và dẻo dai rất gần gũi với đời sống người dân Tây Nguyên để tượng trưng cho phẩm chất và sức mạnh tinh thần bất khuất của dân làng Xô Man và các dân tộc Tây Nguyên.

Và đặc biệt đó cũng là một rừng xà nu bất chấp đạn bom, vượt lên sự hủy diệt tàn bạo để tiếp nhận ánh nắng mặt trời duy trì sự sống của mình, rừng xà nu tràn trề sức sống cho dù đại bác của bọn giặc “đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng vào xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy” dồn dập nã chết chóc đau thương vào nó. Truyện được mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh rừng xà nu đều mang dụng ý của tác giả Nguyên Ngọc.

Suốt trong quá trình kể chuyện, hình ảnh rừng xà nu được nhắc đi nhắc lại tạo cảm giác như một điệp khúc, gần 20 lần nhà văn nói đến rừng xà nu, cây xà nu, nhựa xà nu, ngọn xà nu, đồi xà nu, khói xà nu, lửa xà nu, dầu xà nu… Mọi thứ dường như đều xoay quanh loại cây đặc biệt này. Ngược đọc không khó nhận ra ý nghĩa của rừng xà nu là để nói lên sức sống bền vững, quật khởi của dân làng Xô Man, của Tây Nguyên bất khuất.

Chất sử thi của thiên truyện sẽ không trở thành giọng điệu chính của tác phẩm nếu thiếu đi hình tượng cây xà nu được khai thác từ nhiều góc độ, được lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy, nhất là các hình ảnh “đồi xà nu” (4 lần), “rừng xà nu” (5 lần), với “hàng vạn cây” “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”.

Hình ảnh cây xà nu mở đầu truyện như cách mở đầu của bức tranh đấu tranh quyết liệt của dân làng và nó cũng là một hình ảnh mang tính dự báo. Bằng nghệ thuật nhân hoá, tác giả nói lên được nỗi đau thương mất mát của dân làng Xô Man và tố cáo tội ác của kẻ thù. Mỗi cây xà nu ngã xuống, ta thấy thương tâm như một người dân làng Xô Man ngã xuống.

Tác giả Nguyễn Trung thành đã có dụng ý miêu tả rừng xà nu bằng một thứ ngôn ngữ rất giàu chất thơ, chắt lọc và tinh tế ở một thứ ngôn ngữ vừa tả vừa gợi, mở ra những liên tưởng phong phú cho người đọc. Hình ảnh rừng xà nu ở đây vừa là hình ảnh thực một rừng cây “ham ánh sáng mặt trời”, vừa là hình ảnh có nghĩa tượng trưng cho con người Tây Nguyên đau thương, bất khuất, kiên cường trong những ngày đồng khởi chống Mĩ. Kết hợp bút pháp đặc tả phối hợp với thủ pháp nhân hóa đã phát huy tối đa hiệu lực cua nó. Rừng xà nu hiện lên như một người bạn trung thành che chở cho dân làng Xô Man, như những con người đẹp của buôn làng. Và có thể nói rừng xà nu chính là biểu tượng về sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên, của con người Việt Nam.

Truyện ngắn hiện lên như một bức tranh tái hiện chân thực toàn bộ cuộc chiến đấu đầy gian khó nhưng không thiếu kiên cường của nhân dân Tây Nguyên trong những ngày đánh Mĩ, nhà văn tập trung miêu tả sự trưởng thành một thế hệ tiếp nối, phát huy truyền thống anh hùng của cha ông và qua đó nhà văn cũng phản ánh sự trưởng thành của nhân dân Tây Nguyên trong đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mới là đế quốc Mĩ. Tiêu biểu cho thế hệ thanh niên đó là Tnú và Dít. Sự trưởng thành của họ gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân Strá làng Xô Man.

Tnú nhân vật chính của Rừng xà nu đã mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người con của núi rừng Tây Nguyên ấy lớn lên trong sự đùm bọc của dân làng, nuôi dạy khôn lớn. Đó là người anh hùng dân tộc lớn lên, trưởng thành và kiên cường bất khuất từ trong lòng của nhân dân, của dân tộc.

Tnú đến với cách mạng ngay từ khi còn rất nhất vào thời điểm của những ngày gian khổ, ác liệt nhất khi mà Mĩ Diệm đang ngày đêm khủng bố cách mạng ở khắp mọi nơi. Chính Tnú đã chững kiến cảnh đau thương của dân làng. Bọn giặc “treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng, giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng”, chỉ vì họ là những người dũng cảm, dám nuôi dấu cán bộ cách mạng.

Khi Tnú vào rừng nuôi cán bộ, tiếp nhận tri thức, lẽ sống qua sự chỉ bảo của anh cán bộ Quyết. Một lần đi liên lạc, Tnú bị giặc phục kích, bắt được, chúng dẫn về làng, tra tấn đủ mọi cách, lưng Tnú ngang dọc những vết dao chém nhưng Tnú vẫn không khai báo, chỉ điềm tĩnh chỏ và bụng mình để trả lời câu hỏi cùa kẻ thù: “Cộng sản ở đây này”. Câu trả lời ấy đâu chỉ đơn giản là một câu trả lời mà đó là cả một lời thách thức, sự dũng cảm! Và chính lời thách thức ấy, Tnú phải trả giá bằng ba năm tù.


Xem thêm:

Dàn ý Rừng xà nu

Sơ đồ tư duy Rừng xà nu


Report Page