Phân tích Đất Nước Nguyễn Đình Thi hay

Phân tích Đất Nước Nguyễn Đình Thi hay

top10branding

Các bài phân tích Đất Nước Nguyễn Đình Thi dưới đây chắc chắn sẽ là tài liệu cần thiết cho các em học sinh lớp 12 chuẩn bị cho các kì thi sắp tới. Hôm nay Top 10 Branding sẽ tổng hợp Top 10 bài phân tích Đất Nước của Nguyễn Đình Thi hay nhất. Hãy cùng cúng tôi tìm hiểu nhé!

Phân tích Đất Nước Nguyễn Đình Thi

Trong chủ đề về đất nước Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm thơ, văn xuôi đặc sắc đi sâu vào lòng người đọc, trong số đó không thể không kể đến tác phẩm Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

Bài thơ Đất nước được nhà thơ viết và chỉnh sửa từ hai bài “Sáng mát trong như sáng năm xưa” và bài “Đêm mít tinh”. Chính vì vậy bài thơ được viết trải dài từ năm 1948 đến năm 1955 tức là từ lúc đất nước còn đang trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp đến khi cuộc kháng chiến kết thúc.

Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

Mở đầu bài thơ là sự hồi tưởng của nhà thơ về một mùa thu đã xa ở thủ đô Hà Nội. Mùa thu của Nguyễn Đình Thi không phải là hình ảnh “Con nai vàng ngơ ngác – Đạp trên lá vàng khô” như trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, cũng không phải “Bỗng nhận ra hương ổi – Phả vào trong gió se” của Hữu Thỉnh hay hình ảnh “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang – Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” như trong thơ Xuân Diệu, mùa thu ở đây gắn với hình ảnh đặc sản hương cốm của Hà Nội. Mùa thu cũng là mùa của những vụ cốm mới, hương non xanh, thoang thoảng đưa trong gió khiến nhà thơ đi xa mà vẫn da diết nhớ về. Dường như mùa thu là mùa nhớ, bởi thu về thường làm cho cảm xúc của con người trở nên dào dạt, thiết tha. Những cảm xúc đó khiến nhà thơ bổi hổi nhớ thương về Hà Nội, một Hà Nội lúc xao xác vì người di tản, người đi ra chiến trường. Hình ảnh người lính ra đi đầu không ngoảnh lại là thủ pháp miêu tả sâu sắc, người lính ấy ra đi rõ ràng là không ngoảnh đầu lại nhưng điều ấy lại càng chứng tỏ rằng họ lưu luyến, không muốn rời xa mảnh đất này. Ấy vậy mà những tình cảm mãnh liệt ấy vẫn không chiến thắng được sự quyết tâm và dứt khoát lên đường của người lính. Câu thơ có sự đan xen giữa tình yêu quê hương với nghĩa vụ và lòng quả cảm của một người lính lên đường đi bảo vệ Tổ quốc.


Xem thêm:

dàn ý đất nước nguyễn đình thi

Sơ đồ tư duy Đất Nước Nguyễn Đình Thi

Soạn bài Đất Nước Nguyễn Đình Thi

Mở bài Đất Nước Nguyễn Đình Thi

Kết bài Đất Nước Nguyễn Đình Thi

phân tích 7 câu đầu Đất Nước Nguyễn Đình Thi


Report Page