Nước mắt của người vợ âm đạo có khiếm khuyết

Nước mắt của người vợ âm đạo có khiếm khuyết



Đêm nào cũng ôm chồng, nhưng cay đắng

Chị Anh Đào (ở Hưng Yên) chia sẻ: “Vợ chồng tôi yêu nhau từ thời đi học. Tốt nghiệp cấp 3 anh được bố mẹ cho ra thành phố học nghề sửa chữa xe máy hai năm. Tôi cũng được bố mẹ cho đi học nghề may. Trở về làng cả hai đều mở được cửa hàng và quyết định làm đám cưới.

Bố mẹ tôi là giáo viên nên dạy dỗ con rất nghiêm. Suốt thời gian anh và tôi đi học bố mẹ luôn dặn dò giữ gìn bản thân nên điều đi quá giới hạn đã không xảy ra.

Sau khi ra trường, chúng tôi đã ổn định công việc, bố mẹ bên anh giục cưới, rồi để sớm sinh con cho ông bà có cháu bế bồng. Nhưng mọi việc đã không như ý, bởi đêm tân hôn cũng là đêm buồn của đời tôi.

Đêm tân hôn mọi người ra về, chúng tôi háo hức mong chờ giờ phút bên nhau… Nhưng rồi anh mệt lử vì “cô bé” của tôi không theo ý muốn. Còn tôi thì từ chỗ thích thú đến đau rát, chán nản. Anh hết kiên nhẫn nên càng cố gắng… càng khiến tôi đau dữ dội…

Anh chồng sử dụng đồ chơi tình duc cho nam giá rẻ

Cuối cùng chúng tôi nằm ôm nhau ngủ. Sáng hôm sau anh e dè hỏi: “Cô bé” của em có gì đó không bình thường”. Tôi nói với anh là cũng cảm thấy bất thường vì chưa thấy kinh nguyệt như bạn bè. Tôi hy vọng lấy chồng sẽ cải thiện…”.

Sau hơn 2 tháng vợ chồng cưới nhau, khi đến Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) thì người vợ được kiểm tra vẫn còn trinh. Qua thăm khám bác sĩ cho biết, do người vợ bị dị tật âm đạo bẩm sinh nếu không chữa thì sẽ phải chịu đựng đời sống tình dục và vô sinh.


Phẫu thuật tạo hình dị tật không âm đạo

Theo TS. BS Phạm Thị Việt Dung (Giảng viên Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình của Đại học Y Hà Nội, khoa Phẫu thuật Tạo hình của Bệnh viện Xanh Pôn), không âm đạo là một dị tật bẩm sinh được xác định bởi sự bất toàn trong quá trình hình thành âm đạo và các cơ quan sinh sản khác.

Không âm đạo chủ yếu gặp trong Hội chứng Mayer Rokitansky Kuster Hauser (MRKH). Theo thống kê từ một số nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ trẻ có dị tật không âm đạo bẩm sinh là từ 1:4000 đến 1:10000 trẻ gái. Bệnh có thể phối hợp với bất thường ở thận (34%) và hệ xương (12%), gồm cả tật không âm đạo, bất thường ở tử cung, vòi trứng… 90% số trường hợp dị tật không âm đạo nằm trong Hội chứng MRKH, dị tật này luôn kết hợp với dị tật không có tử cung hoặc tử cung nhi tính. Mắc dị tật này buồng trứng và các cơ quan sinh dục ngoài vẫn phát triển bình thường. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh muộn bởi khi đến tuổi dậy thì khi mà không có kinh nguyệt.


Report Page